Gang và thép là nguyên liệu khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong đời sống đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, sản xuất các vật dụng,… Vậy hai nguyên vật liệu này có những điểm chung và khác biệt gì? Trong bài viết hôm nay, thephoaphat sẽ cùng bạn so sánh gang và thép xem sao nhé.
TÓM TẮT
Khái niệm chung cần nắm
Gang là gì?
Gang là hợp kim thu được bằng cách kết hợp sắt và cacbon theo tỷ lệ nhất định tùy theo mục đích sử dụng. Hàm lượng carbon được sử dụng là hơn 2,14%, gang và các nguyên tố khác như Si, P, S và Mn được thêm vào. Hiện nay có 2 loại gang chính được sử dụng là gang xám và gang trắng:
Gang xám là dòng gang phổ biến và được sử dụng nhiều trong các công việc sản xuất. Đặc điểm của gang xám là giòn, độ bền uốn tương đối thấp nên không thể rèn được.
Gang trắng cũng được sử dụng khá phổ biến, có đặc tính cứng cáp và chống mài mòn lớn.
Thép là gì?
Thép là hợp kim được sản xuất và tạo ra từ sắt và cacbon nhưng có hàm lượng cacbon dưới 2% và một số nguyên tố khác. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà nhà sản xuất sẽ điều chỉnh tỷ lệ các nguyên tố để tạo ra các loại thép khác nhau. Gang có nhiệt độ nóng chảy từ 1.150 đến 1.200°C, thấp hơn 300°C so với gang nguyên chất. Chúng được coi là hợp kim giòn.
So sánh Gang và Thép trên nhiều yếu tố
– Về đặc tính:
Gang có đặc tính đặc biệt là giòn, giảm chấn, hấp thụ rung động, giảm tiếng ồn với nhiệt độ nóng chảy cao nên được dùng làm phôi cho nhiều loại hợp kim. Gang không bị co lại khi gặp thời tiết lạnh nhưng có khả năng trở nên giòn, gãy nếu chịu tác động mạnh từ bên ngoài.
Thép có tính nhất nhẹ, khó đúc. Khi nấu chảy ở nhiệt độ cao, thép có thể uốn cong nhưng quá trình nóng chảy diễn ra tương đối lâu. Tuy nhiên thép lại có tính đàn hồi, do vậy ít bị ăn mòn hơn khi chịu ảnh hưởng từ môi trường so với kim loại khác.
– Khả năng gia công:
Khả năng gia công là tiêu chí để so sánh sự khác biệt giữa gang và thép. Kim loại nói chung sẽ có khả năng xử lý khác nhau cũng như thời gian và công sức cần thiết.
Gang thường được coi là dễ gia công hơn nhiều so với thép, có điểm nóng chảy cao và cho phép tạo ra nhiều hình dạng dễ dàng. Thép không dễ cắt, nó còn gây hao mòn dụng cụ nhiều nên việc gia công mất nhiều thời gian hơn và chi phí cao hơn.
– Độ chống va đập:
Gang có ưu điểm hơn thép về khả năng gia công và dễ đúc nhưng khả năng chịu va đập kém hơn thép. Thép có khả năng chịu va đập tốt và ít khi bị biến dạng, mất giá trị. Còn gang vì tính chât giòn nên dễ bị gãy hoặc sứt mẻ khi chịu áp lực mạnh.
– Độ dễ đúc:
Gang được coi là tương đối dễ đúc khi nóng chảy ở nhiệt độ cao và được tạo thành nhiều hình dạng khác nhau nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đun nóng, nó không co lại nhiều như thép. Quá trình đúc không đòi hỏi quá nhiều công sức và thời gian.
Trong khi đó, thép khó đúc hơn nhiều. Vì có ít chất lỏng hơn nên quá trình nóng chảy cũng diễn ra lâu hơn bình thường và dễ phản ứng khi tương tác với vật liệu đúc. Khi đúc phải liên tục kiểm tra chất lượng nên khá mất thời gian.
– Tính ứng dụng:
Trong đời sống, Gang với khả năng cứng, chống ăn mòn cao nên thường được dùng để làm thiết bị gia dụng nhà bếp, nội thất… Thép nhờ khả năng giãn nở khi thay đổi nhiệt độ và độ đàn hồi tốt nên thường được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất các đồ vật có hình dạng không quá phức tạp hoặc các thiết bị chịu nhiệt và chịu lực.
Còn trong xây dựng, gang thường ít phổ biến hơn thép. Thép thường được sử dụng để làm hệ thống khung nhà vì khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chịu tải tốt. Ngoài ra, gang xám thường được sử dụng để làm máng xối hoặc ống nước trong các công trình đòi hỏi trình độ kỹ thuật phức tạp.
– Về giá cả:
Theo giá thị trường hiện nay, giá thu mua nguyên liệu hoặc gia công gang sẽ rẻ hơn giá thép. Bởi vì chi phí sản xuất, nhân công và năng lượng thấp hơn.