Tìm Hiểu Về Quặng Sắt

Quặng sắt là nguyên liệu đầu vào chính của các nhà máy luyện
phôi thép, sự biến động của giá quặng sắt sẽ tác động không nhỏ tới giá phôi
thép cũng như giá thép thành phẩm.

 

 

Khai thác quặng sắt
Khai thác quặng sắt

 

Nguồn tài nguyên quặng sắt trên thế giới
Theo thống kế của Cục khảo sát Địa chất Hòa Kỳ, trên toàn thế
giới nguồn tài nguyên quặng sắt có trữ lượng khoảng 800 tỷ tấn quặng trong đó
chứa hơn 230 tỷ tấn sắt. Công suất khai thác, sản xuất hàng năm trên toàn thế
giới đạt khoảng 1 tỷ tấn với trữ lượng này thì nguồn quặng sắt phục vụ cho nhu
cầu sản xuất thép có thể đáp ứng trong 200 năm nữa.

Các quốc gia khai thác quặng sắt lớn và sản lượng khai thác: ( Nguồn USGS & WSIF )

Hiện nay, Trung Quốc mặc dù là quốc gia sản xuất thép lớn
nhất thế giới nhưng phần lớn nguồn quặng sắt phục vụ cho ngành sản xuất thép lại
phải nhập khẩu chiếm tới 85% sản lượng. Trong khi đó, Úc và Brazil là hai quốc
gia có trữ lượng quặng sắt không nhiều như Trung Quốc nhưng do đặc thù ngành sản
xuất thép trong nước không phát triển nên sản lượng khai thác quặng sắt lại chủ
yếu để xuất khẩu. Tổng sản lượng xuất khẩu quặng sắt của hai quốc gia này chiếm
đến 75% sản lượng xuất khẩu quặng sắt trên toàn thế giới.

Quặng sắt ở Việt Nam:

Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn quặng sắt phong phú với
trữ lượng đạt khoảng 1,3 tỷ tấn. Một số mỏ quặng sắt lớn phải kể đến như:
    • Mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh: Được đánh giá là mỏ có trữ lượng lớn nhất tại Đông Nam Á. Trữ lượng của mỏ ước tính là 544 triệu tấn. Hạn chế lớn nhất của mỏ thạch khê là có chi phí khai tác lớn do vị trí nằm ở vùng duyên hải dưới mực nước biển từ 8 – 500m và thường xuyên có mưa bão.
    • Mỏ Quý Sa – Lào Cai: Là mỏ quặng sắt lớn thứ 2 của Việt Nam sau mỏ Thạch Khê. Trữ lượng 120 triệu tấn.
    • Các mỏ khác như: Trại Cau, Tiến Bộ, Ngườm Tráng, Nà Lũng,…. có trữ lượng không nhiều lại nằm rải rải nhiều nơi.
Khai thác quặng tại mỏ Thạch Khê - Hà Tĩnh
Khai thác quặng tại mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh

Mặc dù được coi là quốc gia có nguồn quặng sắt phong phú, đa
dạng song trong quá trình khai thác các mỏ lại gặp rất nhiều khó khăn:

    • Đối với những mỏ lớn như Thạch Khê đáp ứng được cho việc khai thác với công suất lớn thì lại gặp phải khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng và năng lực khai thác, công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.
    • Đối với những mỏ có trữ lượng nhỏ, chi phí khai thác cao tác động tới giá quặng cao hơn quặng nhập khẩu. Đây là điều khó khăn với các doanh nghiệp khai thác & chế biến quặng sắt tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản hoặc phải hoạt động cầm chừng.
Hiện nay, để phục vụ cho ngành sản xuất thép trong nước Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn quặng sắt từ nước ngoài.

Giá quặng sắt

Trong những năm gần đây, giá quặng sắt luôn biến động thất
thường. Việc khai thác quặng sắt cũng khá giống như khai thác dầu mỏ, công nghệ
khai thác tốt sẽ tác động trực tiếp tới giá quặng sắt.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, nhiều quốc gia đã áp dụng
công nghệ khai thác quặng sắt tiên tiến, hiện đại đã làm cho thị trường quặng sắt
hạ nhiệt. Cụ thể, năm 2013 giá quặng sắt đạt đỉnh 150 USD/tấn thì tới năm 2015
giá quặng sắt còn lại chỉ 40 USD/tấn. Từ năm 2016 đến nay giá quặng sắt lên cao
là do hoạt động đầu cơ tích trữ và chu kỳ nhập hàng của các doanh nghiệp thép
Trung Quốc. Theo thông báo chính thức của nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế
giới VAlE – Brazil tổng sản lượng khai thác của họ trong năm 2017 sẽ giảm 5% so
với cùng kỳ  2016. Đây chính là nguyên
nhân tăng giá thép từ đầu 2017 đến nay.
Rate this post